CAM KẾT CHẤT LƯỢNG
CAM KẾT ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của trung tâm; chất lượng đào tạo khẳng định vị thế, uy tín, thương hiệu của trung tâm. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua, trung tâm luôn chú trọng hoàn thiện các điều kiện và đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng đào tạo, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.
Trung tâm dạy nghề Nhất Tín cam kết thực hiện các nội dung trọng tâm sau đây để đảm bảo chất lượng đào tạo và duy trì uy tín, thương hiệu của trung tâm.
I/ Chương trình, giáo trình đào tạo:
Định kỳ khảo sát, đánh giá chương trình đào tạo; thu thập ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, của học sinh - sinh viên, người học nghề… để hoàn thiện chương trình đào tạo theo hướng tiên tiến, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ và nhu cầu thực tiễn, đảm bảo chất lượng, đáp ứng với nhu cầu thị trường lao động.
Nghiên cứu ứng dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới.
Nghiên cứu xây dựng và đưa vào giảng dạy kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên.
Có đủ chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra, có 100% giáo trình, bài giảng tự biên soạn được lưu hành nội bộ.
Đăng tải đầy đủ Chương trình, giáo trình trên trang thông tin điện tử của trung tâm để phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu.
II/ Tổ chức đào tạo:
Tổ chức đào tạo theo hình thức đào tạo thường xuyên và liên tục, nhằm tạo điều kiên cho mọi đối tượng học viên đều có thể tham gia học được, giáo trình chủ trong thực hành, cầm tay chỉ việc, dạy kèm như gia sư, rèn luyện tính cẩn thận, tác phong công nghiệp, dạy cho mọi đối tượng, mọi trình độ, mọi lứa tuổi và đặc biệt là hỗ trợ học viên suốt đời khi đã đăng ký tham gia khóa học.
Áp dụng các phương pháp giảng dạy linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, điều kiện cụ thể và đặc điểm của môn học, bài học và nghề học; chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực thực hiện của người học, gắn kết hoạt động đào tạo với thực tiễn.
Áp dụng quy trình đào tạo tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế, tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh, sinh viên, người học nghề.
III/ Hệ thống quản lý đào tạo:
Nâng cấp hệ thống phần mềm quản lý đào tạo, quản lý học sinh - sinh viên, người học áp dụng các hình thức quản lý đào tạo tiên tiến.
Phấn đấu đến năm 2024, tin học hóa toàn bộ quá trình quản lý trong trung tâm.
Lưu trữ hồ sơ đào tạo có hệ thống, khoa học, đầy đủ và chính xác.
Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy về quản lý đào tạo và công bố rộng rãi đến học sinh, sinh viên, người học nghề.
IV/ Đội ngũ giảng viên:
Tổng số giáo viên, giảng viên của trung tâm là 37. Trong đó: 25 thạc sĩ, 9 kỹ sư, cử nhân đại học và 03 cử nhân cao đẳng.
Giáo viên, giảng viên được tạo điều kiện học tập, nâng cao trình độ, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ hàng tháng, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ, kỹ năng công nghệ thuần thục.
Thường xuyên bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực, hội giảng, đánh giá kỹ năng nghề nhằm nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên.
Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật, chế tạo thiết bị đào tạo; nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong giảng dạy và sản xuất.
V/ Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên, người học nghề:
Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học; lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp với đặc điểm từng mô-đun, môn học.
Xây dựng ngân hàng đề thi theo đúng nội dung chương trình, mục tiêu đào tạo; đảm bảo tính khoa học, logic và bảo mật.
Tổ chức thực hiện và giám sát quá trình đánh giá kết quá học tập của người học chặt chẽ, đúng quy chế, thực hiện một cách công bằng, khách quan và minh bạch.
VI/ Đảm bảo chất lượng:
Đánh giá chất lượng đào tạo theo 9 tiêu chí và 100 tiêu chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; thực hiện việc khảo sát, lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy, quản lý và phục vụ đào tạo.
Khảo sát, đánh giá ngoài về mục tiêu, chiến lược phát triển trung tâm; phát triển ngành nghề, chương trình, giáo trình.
Xây dựng quy định, quy chế, hướng dẫn về đào tạo; tổ chức và giám sát việc thực hiện quy chế đào tạo, quy chế thi, kiểm tra; xây dựng ngân hàng đề thi theo đúng quy định.
VII/ Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học:
Có đủ phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, nhà xưởng thực tập cho người học theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo tỷ lệ người học/ diện tích phòng học như quy định.
Dụng cụ, mô hình, thiết bị đào tạo đáp ứng đúng chủng loại được quy định trong Danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu, trang bị nhiều thiết bị đào tạo tiên tiến, phù hợp với công nghệ hiện nay; có đủ thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy vi tính, máy chiếu, máy quay…
Mạng wi-fi phủ sóng toàn trung tâm, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu và ứng dụng khoa học – kỹ thuật.
VIII/ Hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học:
Hệ thống khuôn viên được cải tạo, nâng cấp, đảm bảo môi trường sinh hoạt và vui chơi an toàn, thân thiện và lành mạnh.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động ngoại khóa cho học người học.
Học sinh, sinh viên, người học được giáo dục, định hướng nghề nghiệp; được tư vấn, giới thiệu việc làm và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định hiện hành.
IX/ Năng lực của người học sau tốt nghiệp:
Chuẩn đầu ra của học sinh tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ ngắn hạn:
1.1. Kiến thức và kỹ năng chuyên môn:
1.1.1 Kiến thức chuyên môn:
- Có kiến thức khoa học kỹ thuật cơ sở làm nền tảng và áp dụng vào thực tiễn trong doanh nghiệp
- Nắm vững kiến thức chuyên môn thuộc chuyên ngành, nghề đào tạo trình độ sơ cấp, chuyên viên.
- Có khả năng vận dụng kiến thức vào hoạt động chuyên môn thành thạo.
1.1.2 Kỹ năng nghề nghiệp:
- Xây dựng được quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn thuộc chuyên ngành.
- Thực hiện công việc chuyên ngành đào tạo ở trình độ chuyên môn nghề nghiệp.
- Xử lý một số tình huống phát sinh trong hoạt động chuyên môn.
- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng thuộc chuyên ngành đào tạo để giải quyết một số công việc có liên quan.
1.2. Khả năng đáp ứng cơ hội nghề nghiệp:
- Có thể làm việc trong cách doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc chuyên ngành đào tạo.
- Có khả năng khởi nghiệp, tự tạo việc làm trên các lĩnh vực thuộc chuyên ngành đào tạo.
1.3 Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
- Có khả năng tự nghiên cứu, tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành đào tạo.
- Đủ điều kiện tiếp tục học tập, nâng cao trình độ ở bậc học cao hơn theo quy định.
Nơi nhận: GIÁM ĐỐC
- Các CS,P đ/tạo;
- Đ/c Thuân;
- Lưu