Chọn MENU

dạy lắp đặt tủ điện công nghiệp uy tín - chất lượng.

Thiết kế và lắp đặt tủ điện công nghiệp đạt chuẩn là yêu cầu quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn cho hệ thống điện và người sử dụng. Để có thể đấu nối các mạch điện phức tạp, người thực hiện lắp đặt tủ điện công nghiệp cần có kiến thức chuyên môn và tay nghề thành thạo. Với mục tiêu đào tạo học viên chuyên sâu về điện công nghiệp, Trung tâm dạy nghề Nhất Tín mở các lớp dạy lắp đặt tủ điện công nghiệp uy tín - chất lượng.

Dưới đây, mời các bạn tìm hiểu chi tiết quy trình lắp đặt tủ điện công nghiệp cũng như tham khảo thông tin về khóa học lắp đặt tủ điện công nghiệp tại Nhất Tín.  

Lắp đặt tủ điện công nghiệp và những điều cần biết

Các thiết bị trong tủ điện công nghiệp

Tủ điện công nghiệp thường bao gồm 5 nhóm thiết bị như sau:

- Thiết bị đóng cắt: Máy cắt khí (ACB); Aptomat khối (MCCB); Aptomat chống giật (RCCB, RCBO); Aptomat nhánh (MCB); Contactor (MC); Rơ le nhiệt (MT).

- Thiết bị điều khiển: Bộ điều khiển PLC; Màn hình điều khiển, cài đặt, giám sát (HMI); Bộ nguồn; Rơ le thời gian, rơ le trung gian, rơ le chốt; Bộ phao báo mức; Cầu chì hạ thế;  Nút nhấn, đèn báo, chuyển mạch.

- Thiết bị đo lường: Biến dòng hạ thế; Công tơ; Đồng hồ Volt, Ampe; Chuyển mạch Volt, Ampe.

- Thiết bị bảo vệ: Bộ bảo vệ quá dòng; Bộ bảo vệ chạm đất; Bộ bảo vệ mất pha, quá áp, thấp áp; Bộ chống sét.

Vật tư phụ kiện khác: Đồng thanh cái kết nối; Công tắc nhiệt độ điều khiển quạt gió; Bộ tản nhiệt, làm mát tủ; Công tắc hành trình cửa, đèn chiếu sáng tủ điện; Cầu đấu động lực, cầu đấu điều khiển; Máng đi dây; Thanh cài, gá thiết bị; Dây điện;...

3

Quy trình lắp đặt tủ điện công nghiệp

Bước 1: Đọc hiểu bản vẽ và danh sách vật tư trong tủ điện (bản vẽ quy cách tủ điện, bảng ghi chú ký hiệu, bản vẽ bố trí thiết bị, bản vẽ động lực, bản vẽ điều khiển).

Bước 2: Gá lắp thiết bị điện lên tủ điện công nghiệp

- Trường hợp có bản vẽ thiết kế, tiến hành gá lắp theo bản vẽ thiết kế.

- Trường hợp không có bản vẽ thiết kế, bạn có thể tham khảo cách bố trí như sau:

+ Aptomat tổng đặt trên cùng góc trái.

+ Lắp cầu chì, bộ nguồn, bộ bảo vệ pha ở trên cùng góc phải.

+ Các hàng bên dưới theo thứ tự: aptomat nhánh > bộ điều khiển, relay trung gian > contactor, relay nhiệt > cầu đấu.

Bước 3: Dán tên các thiết bị trên tủ điện công nghiệp

Bước 4: Lắp đặt thanh cái đồng, đấu nối mạch động lực

- Lắp đặt thanh cái đồng: Lắp các thanh cái chính > Lắp các thanh cái nhanh > Siết chặt lại bulong và ecu > Kiểm tra lại các điểm siết ốc và đánh dấu đã kiểm tra > Cắt mica và lắp để che đồng thanh cái

- Đấu nối mạch động lực theo bản vẽ.

Bước 5: Đấu nối mạch điều khiển trong tủ điện

- Đo và cắt dây điều khiển nên để mỗi đầu dài dư ra từ 5-10cm để có thể uốn dây và thít dây cho sóng dây mà không bị căng. Nên cắt các dây chung như dây cấp nguồn L (+220VAC), dây trung tính N (-220VAC) trước rồi mới cắt đến các dây nối khác.

- Cho ống lồng đã in tên dây vào từng dây điện điều khiển.

- Bấm cốt điều khiển.

- Đấu dây theo bản vẽ.

Bước 6: Kiểm tra tủ điện đã lắp ráp, đấu nối

- Kiểm tra lắp ráp đấu nối phần động lực

+ Kiểm tra thiết bị đóng cắt đã đấu đúng sơ đồ nguyên lý chưa;

+ Kiểm tra nhãn mác thiết bị;

+ Kiểm tra độ chặt của các điểm đấu nối cơ khí và điện

+ Kiểm tra và loại bỏ các dụng cụ còn để lại trong tủ điện;

+ Đo cách điện giữa các pha, giữa các pha với tiếp địa.

- Kiểm tra đấu nối phần điều khiển:

+ Kiểm tra các đầu cốt, các điểm đấu;

+ Đo kiểm tra dây trung tính, dây nguồn;

+ Đo thông mạch các dây điện theo sơ đồ đấu nối;

+ Đo thông mạch nguồn dương và âm. Không thông mạch là được;

+ Sau khi kiểm tra đấu nối xong sẽ cắm các thiết bị như rơ le trung gian, rơ le báo mức, phao báo mức,… vào đế của thiết bị.

dcn.jpg

Bước 7: Kiểm tra tủ điện chạy đơn động và liên động không tải

- Chuẩn bị dây để kiểm tra tủ

- Đấu dây kiểm tra tủ

- Đo điện áp đầu vào > Bật át tổng, bật át nhánh và đo kiểm tra điện áp sau át nhánh > Cài đặt các tham số trên HMI, rơ le thời gian, rơ le nhiệt > Cài đặt tham số biến tần, đồng hồ nhiệt > Kiểm tra lại lần cuối các thiết bị trong tủ điện so với list danh sách thiết bị.

Bước 8: Vệ sinh tủ điện công nghiệp

Vệ sinh tủ điện bằng máy hút bụi và các vật dụng cần thiết. Đảm bảo tủ điện không bị mạt sắt hoặc bụi bẩn.

Nhất Tín - đơn vị dạy lắp đặt tủ điện công nghiệp uy tín tại Đồng Nai

Trung tâm dạy nghề Nhất Tín có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo điện công nghiệp - tự động hóa. Nắm bắt được nhu cầu của học viên, Nhất Tín triển khai các khóa học lắp đặt tủ điện công nghiệp dành cho sinh viên chuyên ngành Điện, công nhân, kỹ sư làm việc cho các dự án về điện công nghiệp và những ai có mong muốn tìm hiểu sâu về điện công nghiệp.

Khi lựa chọn tham gia khóa học lắp đặt tủ điện công nghiệp của Nhất Tín, học viên sẽ được trải nghiệm môi trường học tập chuyên nghiệp với cơ sở vật chất hiện đại. Đội ngũ giảng viên có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng cùng sự tận tâm với nghề, luôn sẵn sàng hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc và cầm tay chỉ việc đến khi học viên có thể thành thạo ra nghề.

Nội dung chương trình học lắp đặt tủ điện công nghiệp được thiết kế bài bản với thời lượng học lý thuyết và thực hành được phân bổ hợp lý.

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ có đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng tuyển vào các vị trí việc làm liên quan đến lắp đặt tủ điện công nghiệp. Bên cạnh đó, Nhất Tín cũng sẽ hỗ trợ giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp uy tín, đồng thời hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật trọn đời! 

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích liên quan đến lắp đặt tủ điện công nghiệp. Bạn quan tâm đến khóa học lắp đặt tủ điện công nghiệp, hãy liên hệ Nhất Tín theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn chi tiết:

CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN TỰ ĐỘNG NHẤT TÍN

Địa chỉ: Số 68B/2, Tổ 8, Khu phố 3, P. Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Hotline: 0945 79 11 77

Email: nhattin@tudonghoadongnai.com

Website: tudonghoadongnai.com

Chia sẻ